Hôm nay 2.11,óthểđánhgiásớmnguycơmắcbệnhtimmạchtrongkhoảngnăcông viên gia định tại Hà Nội, Hội Tim mạch Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á (AFCC2023) lần thứ 27 có chủ đề "Giao thoa tim mạch: thách thức và cơ hội".
Theo Hội Tim mạch Việt Nam, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm khoảng 75% tổng số các ca tử vong), trong đó có các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, có khoảng 200.000 người tử vong do bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Bên cạnh đó, gánh nặng bệnh tật và chi phí cũng tăng đáng kể.
Ngành tim mạch Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước tiến, hội nhập được sâu rộng với thế giới, đã triển khai ứng dụng được nhiều kỹ thuật tiên tiến có thể sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện, hầu hết các bệnh lý tim mạch đã có thể được chẩn đoán và điều trị trong nước một cách kịp thời, hiệu quả. Người bệnh tim mạch trong nước đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học trong lĩnh vực tim mạch tiên tiến ngay tại chỗ mà không còn phải ra nước ngoài.
Thông tin tại buổi họp báo, GS-TS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, lưu ý theo nghiên cứu tại 67 quốc gia, ngoài các yếu tố "truyền thống" gây bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá... và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đã ghi nhận các yếu tố nguy cơ mới gây bệnh tim mạch liên quan môi trường như bụi, tiếng ồn, căng thẳng, hậu Covid-19 là nguy cơ với bệnh tim mạch. Mỗi người cần chủ động hơn trong phòng bệnh tim mạch, trong đó, khám sức khỏe định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm bệnh là rất cần thiết.
Hội Tim mạch Việt Nam đã có bảng test để đánh giá mức độ nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỗi người đều có thể tự đánh giá và nhận biết được các nguy cơ về bệnh tim mạch sớm 10 năm. Tùy mức độ, mỗi người có thể chủ động kiểm soát các nguy cơ và tư vấn của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
Theo Hội Tim mạch Việt Nam, với đội ngũ các thầy thuốc giỏi, trang thiết bị hiện đại, trong nước đã phát hiện chính xác và áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh tim mạch như động mạch vành, thay van động mạch chủ qua da, điều trị rối loạn nhịp tim, đặc biệt là xử lý rung nhĩ phức tạp bằng các kỹ thuật mới. Một số bệnh lý tim mạch trước kia người bệnh phải mổ mở, hiện đã có thể can thiệp, giúp bệnh nhân sớm bình phục, hiệu quả điều trị tối ưu.